Tình trạng mất ngủ sau mắc Covid-19, nguyên nhân và cách khắc phục
1. Nguyên nhân:
Tại sao bệnh nhân sau mắc Coivd-19 thường hay có biểu hiện mất ngủ:
- Lý do hiện được cho là do đặc điểm của virus SARS-CoV-2 là ưa khí nên sẽ làm tổn thương phổi và nhiễm trùng. Lúc này, cơ thể sẽ huy động toàn bộ miễn dịch để chống lại nhiễm trùng khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức ảnh hưởng gan, thận, tim... dẫn đến tình trạng mất ngủ.
- Bệnh nhân khi mắc bệnh thường có tâm lý: Stress, lo lắng, đau buồn, mất mát do COVID-19 gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
2. Biểu hiện mất ngủ và cách phát hiện:
- Giảm thời gian ngủ:
- Người trưởng thành từ 18-40 tuổi, giấc ngủ cần đạt từ 6-8 giờ/đêm
- Người trên 60 tuổi cần khoảng 4-6 giờ;
- Giảm chất lượng giấc ngủ: ngoài ngủ đủ thời gian, chất lượng giấc ngủ còn là sau khi ngủ dậy, cơ thể có thật sự tỉnh táo, sảng khoái hay không.
- Nếu không trọn vẹn 2 tiêu chí này thì cần phải điều trị.
3. Một số cách khắc phúc:
- Thiết lập lại chế độ sinh hoạt, nên ngủ đủ 6-8 giờ mỗi đêm và cố gắng đi ngủ (tốt nhất là trước 23h) và thức dậy vào cùng giờ giấc như nhau trong tất cả các ngày trong tuần.
- Nên giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Tắt tất cả các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
- Tạo không gian phòng ngủ sạch sẽ, nhiệt độ thích hợp, yên tĩnh và tối.
- Nên ngâm chân nước ấm hoặc thiền 30 phút trước khi đi ngủ.
- Chế độ dinh dưỡng:
- Bổ sung đủ nước, chất xơ, protein, tinh bột và vitamin để phục hồi tối đa các mô bị tổn thương.
- Thành phần bữa ăn có đủ rau xanh, hoa quả tươi, protein và tinh bột. Nhớ uống nước đầy đủ, có thể uống nước lọc kết hợp nước trái cây để có đủ vitamin.
- Hạn chế ăn đồ ngọt nhiều đường, không uống rượu, hút thuốc lá, tránh uống nhiều cafe hay trà vì có thể gây khó ngủ.
- Xoa bóp - bấm huyệt: có tác dụng tạo cảm giác thư thái, nhẹ nhàng trước khi đi ngủ.
- Tập thể dục, đi bộ, tránh gắng sức; tập yoga; Khí công dưỡng sinh: Thời gian và cường độ tập luyện phù hợp đối với từng người có tác dụng giúp tình thần thư thái, cơ thể khoẻ mạnh. Từ đó giúp làm tăng thời lượng và chất lượng giấc ngủ.
- Điều trị bằng thuốc an thần nếu tình trạng kéo dài, không đỡ theo sự hướng đẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nhưng các thuốc chữa trị tâm lý và tâm thần sau khi COVID-19 nên dùng vừa phải, tránh để bệnh nhân trở nên nghiện thuốc. Không ít bệnh nhân sau khi hết COVID-19 đã thường xuyên không ngủ được. Sau khi sử dụng các loại thuốc ngủ thông thường vẫn không đỡ. Cuối cùng họ phải dùng thuốc ngủ nặng là những loại có tác dụng phụ bất lợi, có thể gây nghiện.
Nguồn: Bác sĩ Trần Trung Thành - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP Hồ Chí Minh
BỆNH VIỆN ĐA KHOA GOLD STARĐịa chỉ: Số 6-8 Nguyễn Tri Phương, q.Hồng Bàng, TP. Hải Phòng. Phục vụ 24/24 giờ, tất cả các ngày. Điện thoại liên hệ: 0838737373 - 02253 746046 Email: 73dbp.goldstar@gmail.com
*Xem thêm các dịch vụ khác của bệnh viện:
- Gói Khám sàng lọc bệnh Đái Tháo Đường
- Chương trình tầm soát Ung thư
- Gói Khám sàng lọc Tăng Huyết Áp
- Tầm soát, sàng lọc ung thư vú
- Khám sức khỏe cho cơ quan, công ty, khu công nghiệp
- Tình trạng hậu COVID-19, biểu hiện và một số cách điều trị